Hot

Menu

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và những điều mẹ nên biết

Ngày đăng: 22/11/2024 Lượt xem: 1792

1/ Ủ ấm quá mức cũng là nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em

Sợ con bị ốm khi trời lạnh, các mẹ thường cho bé mặc nhiều áo ấm hơn bình thường. Thậm chí, nhiều mẹ còn cẩn thận “quấn” con bằng nhiều lớp quần áo mỏng, dầy khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, dù cho trời lạnh, nhưng nếu thường xuyên chạy nhảy, chơi đùa, mồ hồi, trẻ vẫn sẽ đổ mồ hôi như bình thường, và việc cho bé mặc quá ấm, thậm chí còn khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Trẻ đồ mồ hôi khi trời lạnh nếu không được thay áo kịp thời rất dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi…

2/ Triệu chứng khi bị viêm phổi

Hầu hết các trường hợp viêm phổi do vi-rút thường nhẹ, và có những triệu chứng ban đầu gần giống như bệnh cảm sốt. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phổi rất dễ biến chứng thành nhiều dấu hiệu nguy hiểm khác. Một số triệu chứng mẹ cần đặc biệt lưu ý như: sốt cao liên tục trong 2-3 ngày, nhịp thở nhanh hơn, trẻ khó thở, thở khò khè, có hiện tượng rút lõm lồng ngực, cơ thể tím tái…

3/ Viêm phổi thường lây lan rất nhanh

Viêm phổi do vi khuẩn và vi-rút gây ra thường có thể truyền từ người này sang người khác thông qua chất dịch cơ thể. Vì vậy, nếu người bệnh ho, hắt hơi hay dùng chung ly nước và dụng cụ ăn uống, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

4/ Trẻ suy dinh dưỡng có tỷ lệ tử vong cao khi bị viêm phổi

Theo thống kê, những trẻ bị suy dinh dưỡng có tỷ lệ tử vong cao hơn khi bị viêm phổi. Thậm chí, có đến gần 50% các trường hợp tử vong ở trẻ viêm phổi có nguyên nhân từ các vấn đề dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng, khi bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch của trẻ cũng bị suy yếu và khó có thể “chiến đấu” chống lại căn bệnh này. Do đó, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa và điều trị viêm phổi hiệu quả.

5/ Bệnh viêm phổi có thể được điều trị dễ dàng

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nên được chuyển đến cơ sở y tế cấp cao và được điều trị bằng kháng sinh và thở oxy. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bệnh đường hô hấp như ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở…, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc cho trẻ.

 

 

6/ Phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ em

Để phòng tránh nguy cơ viêm phổi và một số bệnh khác, nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và có thể kéo dài đến khi bé được 24 tháng tuổi. Theo thống kê, những bé được bú mẹ thường có hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, và vì vậy, khả năng nhiễm bệnh cũng ít hơn. Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng cũng là cách để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cũng nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Hướng dẫn bé dùng khủy tay che miệng khi hắt hơi thay vì sử dụng lòng bàn tay. Đặc biệt, mẹ có thể bảo vệ bé chống lại sự lây nhiễm vi khuẩn bằng cách tiêm phòng vắc-xin.

Nguồn Internet