Cải thiện sức đề kháng bằng vắcxin, hoạt chất tăng cường miễn dịch, dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt… sẽ giúp trẻ hay ốm giảm tần suất nhiễm bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ dễ mắc bệnh trong những năm đầu đời do hệ miễn dịch còn non yếu. Đây cũng là vấn đề được cha mẹ quan tâm hàng đầu, trăn trở với ông mỗi khi đưa con tới thăm khám. Dù ốm vặt hay ốm nặng, bệnh cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và tiêu tốn thời gian, tiền bạc của gia đình. Để cải thiện điều này, bác sĩ Nguyễn Văn Lộc cho rằng, cha mẹ nên nhận biết sớm dấu hiệu sức đề kháng kém và tăng cường hệ miễn dịch đúng cách cho trẻ.
– Làm thế nào để cha mẹ nhận biết được bé có sức đề kháng kém, thưa bác sĩ?
– Trẻ hay ốm, sốt, ho, cảm cúm, viêm đường hô hấp… lặp lại lại trên 8 lần trong năm là biểu hiện điển hình của sức đề kháng kém. Bé ốm đau thường xuyên cũng dẫn tới suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn… ảnh hưởng bất lợi tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ lâu dài về sau.
– Tại sao cùng điều kiện chăm sóc dinh dưỡng và vệ sinh, song có trẻ ít khi đau ốm, có trẻ lại thường xuyên nhiễm bệnh?
– Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với các yếu tố tác động từ bên ngoài, dễ dàng nhiễm bệnh khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, giao mùa… Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện trong những năm đầu đời.
Hệ miễn dịch bẩm sinh của trẻ sơ sinh là các kháng thể được truyền qua sữa mẹ. Theo thời gian, lượng kháng thể này giảm đi, trẻ phải tự lực xây dựng và hoàn thiện hệ miễn dịch của mình thông qua các phản ứng tập nhiễm với môi trường. Quá trình này ở mỗi trẻ không giống nhau. Từ đó, dẫn đến khả năng đề kháng với bệnh tật, đặc biệt là các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, virus cũng khác nhau.
– Có những biện pháp hiệu quả nào để tăng cường miễn dịch cho trẻ?
– Biện pháp quan trọng đầu tiên là chủng ngừa vắc-xin đầy đủ để phòng tránh các bệnh nguy hiểm gây hại đến miễn dịch và sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, phụ huynh cần tìm hiểu mọi cách tăng cường miễn dịch cho trẻ qua dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt, lối sống lành mạnh. Cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch cho trẻ, khuyến khích tập luyện thể dục thể thao ngoài trời nhiều hơn, giữ vệ sinh thân thể và nơi ở sạch sẽ để tiêu diệt nguồn vi khuẩn, virus lây bệnh. Có thể sử dụng thêm sản phẩm bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch cho trẻ có sức đề kháng kém.
– Những hoạt chất nào giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ, thưa bác sĩ?
– Để tăng cường miễn dịch, nhiều phụ huynh nghĩ ngay đến các vitamin – vi chất thiết yếu trong cơ thể người. Ở trẻ nhỏ, chúng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch. Mẹ có thể bổ sung vitamin cho bé bằng nguồn thức ăn phong phú hàng ngày (rau, củ, quả) hoặc dạng thuốc nếu trẻ mắc bệnh lý thiếu vitamin.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cường miễn dịch trực tiếp cho trẻ hay ốm do sức đề kháng kém. Một trong những hoạt chất được nghiên cứu rộng khắp trên thế giới là Beta (1.3/1.6)-D-Glucan. Chất này có hoạt lực tăng cường miễn dịch trực tiếp và mạnh nhất trong các loại betaglucan chiết xuất từ nấm sò.
– Trẻ ở độ tuổi nào thì nên bổ sung hoạt chất tăng cường miễn dịch?
– Đối với trẻ nhỏ, hiệu quả và an toàn là 2 yếu tố cha mẹ cần quan tâm hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm tăng cường miễn dịch. Cải thiện sức đề kháng cho trẻ dưới một tuổi, cần phải tham khảo trước ý kiến bác sĩ và thầy thuốc. Cha mẹ nên chọn sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng đầy đủ về tính hiệu quả, độ an toàn trên trẻ em và có nguồn gốc xuất xứ tin cậy.
Nguồn Internet