Hot

Menu

Góc chuyên gia

Chào chuyên gia ! Xin chuyên gia tư vấn giúp cách trị ho với chảy nước mũi cho trẻ mà không dùng kháng sinh? Tôi được biết trên thị trường có TPBVSK cnattu chiết xuất từ quả acerola cherry như vậy tôi có thể sử dụng cho con tôi trong trường hợp này không? Xin chân thành cảm ơn chuyên gia !

Độc giả có thể gửi câu hỏi trực tiếp vào bảng đặt câu hỏi dưới đây, hoặc gửi trực tiếp vào Email: tuvansuckhoe.bsdinh@gmail.com tuvanbigbb@gmail.com

Gửi Câu hỏi

1Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà như thế nào?

Câu hỏi: chào chuyên gia ! Khi trẻ có dấu hiệu sốt xuất huyết nhưng chưa nặng và có thể theo dõi và điều trị tại nhà không phải nằm viện thì cách chăm sóc cũng như chế độ dinh dưỡng như thế nào là tốt nhất ạ? Xin cảm ơn chuyên gia !

Xem trả lời

Chào bạn ! Khi trẻ không có những dấu hiệu nặng, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi, chăm sóc bé tại nhà. Vì vậy, lúc nào cũng phải có người thường trực để theo dõi và chăm sóc bé cả ngày lẫn đêm. Hạ sốt khi trẻ sốt > 38oC, sử dụng paracetamol với liều: 10-15mg/kg cân nặng/ mỗi 6 giờ. Nếu sốt < 38oC thì chỉ cần cho trẻ mặc quần áo thoáng, uống nhiều nước. Trường hợp trẻ sốt quá cao > 39oC thì ngoài việc hạ sốt bằng thuốc, cần cho trẻ lau mát bằng nước ấm để nhiệt độ thoát nhanh, tránh tình trạng sốt cao co giật. Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ. + Dinh dưỡng khi trẻ bị Sốt xuất huyết - Thức ăn: trẻ bị Sốt xuất huyết bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem. - Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị Sốt xuất huyết cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn. + Chủ động phòng bệnh Sốt xuất huyết Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang. Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: chén bể, chum vại… Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ. Thay nước thường xuyên các lọ hoa. Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần. Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy. Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay. Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương. Mong bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc cho con khỏe mạnh !

1cách trị ho với chảy nước mũi cho trẻ mà không dùng kháng sinh

Câu hỏi: Chào chuyên gia ! Xin chuyên gia tư vấn giúp cách trị ho với chảy nước mũi cho trẻ mà không dùng kháng sinh? Tôi được biết trên thị trường có TPBVSK cnattu chiết xuất từ quả acerola cherry như vậy tôi có thể sử dụng cho con tôi trong trường hợp này không? Xin chân thành cảm ơn chuyên gia !

Xem trả lời

Chào bạn ! Khi trẻ mới có dấu hiệu ho và chảy nước mũi chưa cần sử dụng thuốc kháng sinh mà bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây: 1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi Cách này đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi. Cách làm: – Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân – Nhẹ nhàng bóp 1 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ – Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Chú ý nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ. – Lặp lại thao tác mỗi khi trẻ tiếp tục sổ mũi 2. Cho trẻ hỉ mũi Đây là cách đơn giản mà hiệu quả. Mẹ có thể thử tập cho bé hỉ mũi thường xuyên để chấm dứt tình trạng nước mũi thò lò. Mẹ nên nhớ cho trẻ rửa tay và vứt khăn giấy bẩn vào thùng rác sau mỗi lần hỉ mũi nhé! 3. Uống nhiều nước Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây hoặc súp giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn. 4. Tắm nước ấm Hơi nước ấm giúp làm lỏng dịch mũi, trẻ sẽ dễ hỉ ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Nếu trẻ trên 2 tuổi, bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu khuynh diệp hoặc hoa oải hương vào nước tắm cũng rất hiệu quả. Trẻ sẽ dễ chịu hơn nhiều so với việc phải uống thuốc đấy! 5. Trà gừng loãng Việc bé hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể khiến bé bị chướng bụng. Trong trường hợp này, chỉ cần một chút bột gừng pha vào nước trà sẽ giúp trẻ êm bụng ngay. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé ngon miệng hơn. 6. Nằm cao đầu khi ngủ Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Cuộn khăn hoặc kê thêm gối để nâng cao đầu trẻ. Mẹ nhớ chèn khăn chắc chắn để bảo đảm đầu trẻ không bị tuột xuống. Theo tôi được biết TPBVSK cnattu được chiết xuất từ acerola cherry rất giàu vitamin c tự nhiên, giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch tự nhiên cho bé, vì vậy bạn hoàn toàn dùng được nhé. chúc bạn có thêm kinh nghiệm để chăm con khỏe !

1cách điều trị sốt virus ở trẻ tại nhà như thế nào?

Câu hỏi: chào chuyên gia ! Xin chuyên gia tư vấn cách điều trị sốt virus ở trẻ tại nhà như thế nào là tốt nhất. Xin cảm ơn !

Xem trả lời

Chào bạn ! Đối với các bệnh do virut gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị chứng, đối với sốt virut ở trẻ em cũng vậy. Do đó các biện pháp thường áp dụng là: Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10mg/kg, 6 giờ/1 lần. Chườm mát cho trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Chống co giật:Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC thì dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao. Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn cân bằng điện giải trong cơ thể. Nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng. Chống bội nhiễm:Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng. Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Chú ý: Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, đặc biệt là trên 39oC mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng. Lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày. chúc bạn có thêm kinh nghiệm để chăm con khỏe !

1 cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả nhất.

Câu hỏi: Chào chuyên gia ! vào mùa hè rất dễ bùng phát các dịch bệnh gây nguy hiểm cho trẻ đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. vậy xin chuyên gia tư vấn cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ tại nhà hiệu quả nhất. xin cảm ơn chuyên gia!

Xem trả lời

Chào bạn! Điều trị sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà cần lưu ý các điểm sau: + Khuyến khích trẻ uống nước. Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Tất cả các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán. Không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá. + Điều trị bằng thuốc Tây Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được thầy thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc hạ sốt chỉ dùng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C. Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Tái khám hàng ngày, có khi nhiều lần trong ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của thầy thuốc, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp các cháu hết sốt là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết đang trở nặng. Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh. Chỉ cần có 1 trong 5 dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện gần nhất. Thực tế trong những trường hợp bệnh có dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà, khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng. Chúc bạn có thêm kinh nghiệm để chăm con khỏe !

1Phòng bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ vào mùa hè

Câu hỏi: Chào chuyên gia ! Mùa hè là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và bùng phát các bệnh nguy hiểm đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ trong đó có bệnh tiêu chảy cấp. xin chuyên gia tư vấn cho cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ. xin cảm ơn chuyên gia !

Xem trả lời

Chào bạn ! Để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ bố mẹ cần chú ý các biện pháp sau: - Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ và làm giảm đáng kể tình trạng tiêu chảy ở trẻ. - Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sử dụng, không nên cho trẻ ăn rau sống hoặc các thực phẩm chưa được nấu chín, tuyệt đối không được cho trẻ ăn các thức ăn đã bị ôi thiu, nước chưa được đun sôi. Mùa nắng nóng trẻ rất dễ khát nước, vô tình trẻ có thể uống bất cứ những loại nước giải khát có sẵn, cha mẹ không nên cho trẻ uống các loại nước này đặc biệt là các loại nước giải khát và thức ăn bán ngoài lề đường rất dễ nhiễm bệnh do không đảm bảo vệ sinh. - Khuyến khích và nhắc nhở trẻ nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay sạch có thể làm giảm 50% nguy cơ các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa. cha mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ tay của mình trước khi chế biến đồ ăn thức uống cho con. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccin liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ giúp phòng ngừa chủ động tiêu chảy cấp ở trẻ như: vaccin phòng bệnh tả, thương hàn đặc biệt là vaccin phòng tiêu chảy cấp do virus Rota (dạng viên uống) Ngoài ra cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và tăng cường miễn dịch giúp trẻ khỏe hơn và phòng bệnh tốt hơn. Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin c trong bữa ăn hàng ngày như: cam, sữa chua, xoài..... có thể bổ sung thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho trẻ như cnattu kid với vitamin c hoàn toàn tự nhiên từ quả acerola cherry, việc bổ sung này giúp tăng sức đề kháng cũng như kích thích miễn dịch tự nhiên ở trẻ để chống chọi với bệnh tật hiệu quả . chúc bạn có thêm kinh nghiệm chăm con khỏe!

1Dùng cnattu kids bổ sung hàng ngày có tốt không hay phải bị ốm sốt mới dùng?

Câu hỏi: Chào chuyên gia ! Tôi muốn mua thực phẩm chức năng để bổ sung và tăng cường chức sức đề kháng cho con tôi. Được nhân viên hiệu thuốc giới thiệu TPBVSK cnattu kids với thành phần chính chiết xuất từ quả acerola chery rất giàu vitamin c tự nhiên. Tôi không biết dùng cnattu kids bổ sung hàng ngày có tốt không hay phải bị ốm sốt mới dùng? xin chuyên gia giải đáp giúp.

Xem trả lời

Chào bạn ! Quả acerola cherry đúng là rất giàu vitamin c, lượng vitamin c trong acerola cherry còn nhiều hơn so với cam và các loại quả khác. Vì vậy nếu có chế phẩm từ quả này dưới dạng thực phẩm chức năng bạn hoàn toàn có thể cho con bạn uống được nhé. Giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng phòng bệnh của trẻ trước các nguy cơ bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh và mau lành vết thương. Bổ sung Vitamin C nguồn gốc tự nhiên, cần thiết cho sự tạo thành và duy trì cấu trúc chắc khỏe của nướu, xương, sụn, da và mô liên kết. Tăng sức bền thành mạch, ngăn ngừa xuất huyết Đặc biệt tốt cho những trẻ có sức đề kháng kém, đang trong thời kì hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy, muốn tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Trẻ bị cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sốt xuất huyết, sốt phát ban, sốt virus; giảm sức bền mạch máu với các biểu hiện: hay chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da. Trẻ bị thiếu Vitamin c (Scorbut) hoặc có chế độ ăn thiếu hụt Vitamin C. Dùng bổ sung hàng ngày với liều duy trì và tăng liều dùng khi trẻ bị ốm sốt. chúc bạn đã có thêm một sản phẩm giúp để giúp con khỏe mạnh.