Một số triệu chứng ở trẻ nếu cha mẹ chủ quan thì có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Để đảm bảo cho con được an toàn và khỏe mạnh, mẹ phải biết nhận ra những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời. Bởi lẽ có nhiều bà mẹ chủ quan nghĩ rằng những triệu chứng xảy ra ở con chỉ ở mức nhẹ và đơn giản, nhưng thực tế có nhiều triệu chứng chứng tỏ bé đang mắc bệnh nguy hiểm. Nếu mẹ không thực sự để ý sẽ gây ra những tình huống đáng tiếc.
Dưới đây là các dấu hiệu bệnh trẻ em mà các bà mẹ chớ nên coi nhẹ:
1. Sốt cao
Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,…
Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao, có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.
Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường.
2. Sốt trong thời gian dài
Trong thời gian con ốm, mẹ cần phải chú ý quan sát con cẩn thận. Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì đấy chính là hồi chuông báo động cho các mẹ.
Sốt bị gây ra bởi những loại virut thông thường như cúm hoặc cảm lạnh thường biến mất trong khoảng 5 ngày. Những triệu chứng sốt kéo dài lâu hơn, kể cả sốt ở nhiệt độ thấp (38 độ) có thể bị gây ra bởi những nhiễm trùng khác, đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.
Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp giảm sốt như uống thuốc hạ sốt, dùng khăn mặt thấm nước ấm đắp lên trán, lau gan bàn tay, bàn chân, nách và bẹn, mặc quần áo thoáng mát mà nhiệt độ của con vẫn không hề giảm trong vòng 4-6 giờ, đây là lúc mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của việc cơ thể bị nhiễm trùng quá nghiêm trọng khiến cơ thể bé phải vật lộn để chống chọi lại.
Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì đấy chính là hồi chuông báo động cho các mẹ
3. Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, đau đầu hoặc phát ban
Khi trẻ sốt và kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não, viêm não do mô cầu. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng vì diễn biến nhanh và nặng.
4. Trên da trẻ xuất hiện các nốt ban bất thường
Đây cũng là một trong những triệu chứng nguy hiểm ở trẻ. Nếu mẹ thấy trên da bé xuất hiện trên diện rộng những vết ban mà không giải thích được nguyên nhân thì bé cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme hoặc những rối loạn về máu. Càng nguy hiểm hơn nếu con xuất hiện kèm thêm các triệu chứng khác như hôn mê, kích động hoặc khó thở.
5. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu
Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm. Hãy gọi cho bác sĩ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.
6. Đau bụng
Dấu hiệu trẻ bị đau bụng là dấu hiệu tương đối phổ biến, tùy theo biểu hiện và độ tuổi của trẻ mà nó là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nhau
Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng... thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa. Đau do viêm ruột thừa có thể bắt đầu xung quanh rốn và di chuyển về bên phải. Với viêm ruột thừa, dấu hiệu nhận biết là tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, đau đớn, sốt. Khi mẹ nhận thấy những dấu hiệu này của con thì cần cho đi khám ngay lập tức để kịp thời chữa trị.
Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột - một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khoảng 20 đến 60 phút, có thể dẫn đến nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu. Khi con quá đau, mẹ hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa con thẳng đến bệnh viện.
Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột
7. Đau đầu kèm nôn mửa
Đây có thể là triệu chứng của chứng đau nửa đầu. Chứng đau nửa đầu thực tế không quá nguy hiểm, có thể được điều trị một cách hiệu quả. Nhưng các triệu chứng đau vào nửa đêm và sáng sớm kèm nôn mửa cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nào khác nguy hiểm hơn. Quan trọng nhất nó làm suy giảm sức khỏe của bé.
8. Tiêu chảy
Nếu mẹ nhận thấy môi và miệng bé khô, hay nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều, đồng thời thóp (ở trẻ sơ sinh) bằng phẳng, khô da, da bị dúm lại khi bạn ấn lên nó, thì đây là một trong những triệu chứng của việc mất nước và cần phải bổ sung nước ngay lập tức. Bởi vì thiếu nước nhiều có thể dẫn đến shock. Đưa trẻ đến bác sĩ để truyền nước, kèm theo đó cho trẻ uống bù nước thường xuyên, ăn các loại đồ ăn lỏng…
9. Thay đổi màu sắc quanh miệng
Thay đổi màu sắc quanh miệng (từ hồng hào chuyển sang sắc xanh nhợt nhạt), thở rất khó nhọc, phát ra tiếng như huýt sáo khi thở. Dấu hiệu đáng lo ngại là khi âm thanh phát ra từ ngực, phổi và mũi.
Các vấn đề hô hấp nghiêm trọng thường bị gây ra do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở trẻ em vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản. Nếu mẹ không thực sự chắc chắn về tình trạng của con, hãy tự mình kiểm tra. Đếm từng hơi thở của con trong vòng 30 giây, sau đó nhân với 2. Một tỷ lệ bình thường là dưới 60 đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 cho trẻ từ 1-2 tuổi, dưới 24 đối với trẻ từ 4-10 tuổi.
10. Sưng lưỡi, môi, mắt kèm theo triệu chứng nôn mửa hoặc ngứa
Đây có thể triệu chứng của việc phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc (phản vệ). Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm sưng tấy, khó thở và phát ban nặng. Khi thấy con có những dấu hiệu này thì gọi cho bác sĩ, yêu cầu họ chỉ định dùng ngay một loại kháng sinh nào đó trước khi có những hành động tiếp theo.
11. Sau khi ngã, bé có dấu hiệu nôn mửa
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, sau một cú va chạm, nếu mẹ thấy con có những thay đổi về thần kinh rõ ràng như nhầm lãn, mất ý thức, hay có triệu chứng nôn mửa, hoặc bị tổn hại cơ thể như gãy xương thì mẹ cần phải báo với bác sĩ.
Mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các dấu hiệu bất thường của trẻ và biết cách xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Theo nguồn Internet